
Hướng dẫn thi công sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện từ A đến Z
Hướng dẫn thi công sơn sàn epoxy chống tĩnh điện từ A đến Z. Bê tông sàn tiếp xúc trực tiếp với nền đất thì phải có lớp cách ẩm thích hợp hoặc phải được chống
Đánh bóng sàn bê tông là gì? Lý do cần đánh bóng sàn bê tông?
Tìm hiểu 1m2 bê tông cần bao nhiêu sắt thép?
Giới thiệu nhà máy sản xuất sơn epoxy uy tín nhất hiện nay
Tỷ trọng là gì? 1 lít sơn epoxy bằng bao nhiêu kg?
Tỷ trọng là gì? 1 lít sơn epoxy bằng bao nhiêu ...
Tấm màng nilon là gì? Cần thiết trong thi công sơn epoxy không?
Tấm màng nylon là gì? Cần thiết trong thi công ...
Hướng dẫn thi công sơn sàn epoxy chống tĩnh điện từ A đến Z. Bê tông sàn tiếp xúc trực tiếp với nền đất thì phải có lớp cách ẩm thích hợp hoặc phải được chống
Yêu cầu chung để thi công sơn Epoxy sàn chống tĩnh điện là gì?Thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện cho sàn gồm bao nhiêu công đoạn? Bài viết sau sẽ giải đáp các câu hỏi trên!
Mục lục
1. Cường độ nén tối thiểu: 25 N/mm2, nhiệt độ khi thi công từ 10-250C
2. Bê tông sàn tiếp xúc trực tiếp với nền đất thì phải có lớp cách ẩm thích hợp hoặc phải được chống thấm trước khi đổ bê tông
3. Độ ẩm trước khi thi công không được quá 5%
4. Mặt bê tông hoàn thiện không được rắc xi măng khô. Nếu dùng máy xoa hoàn thiện mặt bêtông thì chỉ nên hoàn thiện phẳng chứ không nên xoa quá bóng vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ bám dính của vật liệu epoxy sau này.
5. Tham khảo thêm tài liệu kỹ thuật sản phẩm để biết thêm chi tiết về yêu cầu bê tông sàn.
Tiến hành tập kết máy móc và vật tư tại công trình
1. Mài nền và hút bụi,
2. Mọi khuyến tật trên bề mặt được sửa chữa để có được một bề mặt bằng phẳng.
3. Những vùng trũng, lỗ hư hỏng, lỗ tổ ong, vết nứt, khe co giãn phải được trám bằng các loại vữa sửa chữa hoặc mattit epoxy. Nếu sử dụng vữa sửa chữa thì phải chờ cho bề mặt khô theo qui định.
4. Luôn phải làm công tác vệ sinh dầu mỡ trước tiên, rồi mới tiến hành các biện pháp chuẩn bị bề mặt khác.
5. Sử dụng các thiết bị vệ sinh bề mặt chuyên dụng để vệ sinh , sau đó nên dùng máy hút bụi để làm sạch bề mặt.
6. Dán giấy hoặc băng keo để bảo vệ tường, cột, khung cửa,…không bị vật liệu dính vào trong quá trình thi công.
1. Bề mặt cần khô ráo trước khi thi công lớp lót: Primer,
2. Trộn hai thành phần của lớp lót với nhau rồi trộn đều trong 3 phút cho đến khi thật đồng chất.
3. Quét lớp lót lên bề mặt bằng cọ hoặc ru lô,
4. Trám trét các vết lòi lõm, đường nứt … bằng mastic chuyên dụng,
1. Bề mặt cần khô ráo trước khi thi công
2. Đổ hai thành phần của sơn với nhau rồi trộn đều trong 3 phút cho đến khi thật đồng chất. Để đảm bảo độ đồng nhất về bề mặt hoàn thiện và màu sắc thì tất cả các mẻ trộn nên có cùng thời gian trộn .
3. Tạo lớp đẹm bằng sơn epoxy
4. Dán lưới dây đồng, đi dây đồng về tủ nguồn, kích thước đi dây đồng tùy vào diện tích thực tế
1. Bề mặt cần khô ráo trước khi thi công,
2. Xả nhám bề mặt bằng máy chuyên dụng,
3. Vệ sinh bề mặt,
4. Đổ hai thành phần của sơn với nhau rồi trộn đều trong 3 phút cho đến khi thật đồng chất.
5. Tạo lớp sơn epoxy san tự phẳng chống tĩnh điện, độ dày theo yêu cầu 1mm hoặc 2mm
Sơn EPOXY chống tĩnh điện từ 10 ^ 4 Ω đến 10 ^ 7 Ω
– Bảo dưỡng sau 24 giờ với nhiệt độ tối thiểu là 100C :
– Bảo dưỡng sau 48 giờ : lưu thông nhẹ.
– Bảo dưỡng hoàn toàn sau 7 ngày
Kiểm tra chất lượng chống tĩnh điện
1. Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp ( hơn ~20’)
2. Không được trộn lại vật liệu đã cứng do để quá lâu.
3. Nếu cần trộn lượng nhỏ thì phải theo đúng tỉ lệ các thành phần ghi trên bao bì.
4. Không nên thi công vật liệu dưới ánh nắng mặt trời.
5. Tham khảo tài liệu kỹ thuật của sản phẩm để biết lượng vật liệu cần dùng cho mỗi m2 theo độ dày
nhất định.
6. Sau khi hoàn thiện, bề mặt nên được bảo vệ tránh nước, hơi ẩm, côn trùng, bụi bậm trong ít nhất 24 giờ và tránh tải trọng nặng trong ít nhất 2 ngày.
>>> Xem thêm: Thi Công Epoxy Hệ Lăn Tại Bình Phước
Công ty TNHH Công Nghệ Phong Phú
Văn Phòng Bình Dương
Văn Phòng Miền Trung
Bình luận
Sản phẩm cùng loại
Đối Tác Khách Hàng